First topic message reminder :Các nhạc sĩ quê hương Quỳnh Lưu
1/ Nhạc sĩ An Thuyên
Tên khai sinh là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949, quê tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Quân đội. Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá V.
Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967. Năm 1975, ông vào bộ đội. Năm 1977, ở Đoàn Văn công Quân khu IV. Từ năm 1981 đến năm 1988, ông tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội cho đến nay.
An Thuyên sáng tác ca khúc khá đều đặn và đều tay. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt và đã có sức lan toả rộng như: Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng, Ca dao em và tôi...
Tên khai sinh là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949, quê tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Quân đội. Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá V.
Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967. Năm 1975, ông vào bộ đội. Năm 1977, ở Đoàn Văn công Quân khu IV. Từ năm 1981 đến năm 1988, ông tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội cho đến nay.
An Thuyên sáng tác ca khúc khá đều đặn và đều tay. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt và đã có sức lan toả rộng như: Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng, Ca dao em và tôi...
Ông còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng. Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc, đáng chú ý có Concerto cho flute và dàn nhạc giao hưởng. Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo...
Các giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985: Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy); Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994); Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992).
(Trích từ
http://www.anthuyen.com/index.php?act=cat&code=showcat&idcat=23&id_news=18)2/ Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới
Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới say mê âm nhạc từ nhỏ. Sinh ra ở nông thôn Quỳnh Lưu, lớn lên trên lưng trâu thổi sáo tự làm lấy bằng ống nứa trong bó củi rừng mẹ mua về đun bếp. Một cuộc thi tuyển ở xã, ông đã trúng tuyển vào trường Âm nhạc. Thế là khăn gói quả mướp đi bộ dưới đạn bom ra thủ đô học tập. Những năm chiến tranh, trường sơ tán, ông có tên trong danh sách đi du học nước ngoài, nhưng đã tình nguyện ở lại, đi vào vùng tuyến lửa thâm nhập thực tế, sáng tác những bài hát về quê hương. Tốt nghiệp đại học âm nhạc khoa sáng tác, Hồ Hữu Thới không ở lại trường mà xin về xứ Nghệ công tác. Ông trở thành cán bộ của Ty Văn Hóa Nghệ An, phó hiệu trưởng trường Văn Hóa Nghệ thuật Nghệ Tĩnh và hai khóa liền là ủy viên BCH tỉnh ủy, 15 năm liền làm Giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Nghệ An. Làm một nhà quản lý văn hóa ở một tỉnh đất rộng người đông trăm công nghìn việc, vậy mà ông vẫn lặng lẽ sáng tác cả một khối lượng tác phẩm thật đáng nể: viết hàng trăm ca khúc và soạn nhạc cho hàng chục vở diễn sân khấu từ kịch dân ca, kịch cải lương, kịch chèo, đến kịch nói, kịch hát... và ngành văn hóa thông tin Nghệ An nhiều năm là lá cờ đầu văn hóa cả nước, được tặng Cờ luân lưu của Chính phủ. Con người quản lý và con người nghệ sĩ tưởng khó chung sống với nhau, lại hóa ra rất hòa thuận trong anh. Nhạc sĩ Trần Hoàn hồi còn là Bộ trưởng Bộ VHTT có lần nhận xét về Hồ Hữu Thới như sau Chất nghệ sĩ đã kích thích Hồ Hữu Thới có nhiều sáng tạo trong công tác quản lý, trở thành một giám đốc giỏi của toàn ngành văn hóa, ngược lại, con người quản lý cũng hỗ trợ rất nhiều cho tầm nhìn xa rộng của người nghệ sĩ trong tác phẩm mà ông dâng hiến cho đời. Hồ Hữu Thới không phải là trường hợp duy nhất, nhưng cũng không phải là nhiều.
Hồ Hữu Thới là người nhạc sĩ viết ca khúc bằng tư duy khí nhạc. Khác với những nhạc sĩ sáng tác bằng cảm xúc bản năng, đi lên từ phong trào quần chúng, Hồ Hữu Thới được đào tạo âm nhạc có hệ thống ngay từ đầu. Hơn 10 năm học ở trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông đã có một hành trang đầy đặn về kiến thức âm nhạc Đông Tây, dân gian, bác học để đi vào cuộc sống. Và ông đã lựa chọn con đường trở về xứ Nghệ để trở thành một nhạc sĩ ở ngay trên quê hương mình.
Hàng trăm ca khúc của ông khai thác chất liệu dân ca quê hương theo cách của riêng . Ông cũng là một trong những người chủ trương cuộc thể nghiệm đưa dân ca xứ Nghệ lên sân khấu kịch hát, và đã gặt hái được nhiều thành công mà đỉnh cao là vở Mai Thúc Loan đoạt huy chương vàng liên hoan sân khấu toàn quốc. Ngay cả khi viết nhạc cho kịch nói hay nhạc múa, Hồ Hữu Thới cũng không quên thổi hồn Nghệ vào những giai điệu thẳm sâu trí tuệ hoặc bay bổng trữ tình. Có thể nói, dân ca Nghệ, tâm hồn Nghệ như một thứ “ma túy tinh thần” thấm đẫm vào máu thịt để làm nên con người âm nhạc có tên là Hồ Hữu Thới.
Suốt thập niên 80 của thế kỷ trước, ca khúc Câu hát quê hương của nhạc sĩ là bản nhạc nằm lòng của người xứ Nghệ, nó không bao giờ thiếu vắng trong các liên hoan, hội diễn văn nghệ cũng như trong đời sống thường nhật của nhân dân. Nó theo các đoàn nghệ thuật đến với công chúng cả nước và gây xúc động lòng người, đặc biệt là người Nghệ xa quê. Một ca sĩ của đoàn nghệ thuật Nghệ Tĩnh kể rằng, khi hát bài này cho dân xứ Nghệ ở vùng kinh tế mới Đăk Lăk, nhiều người nghe đã không cầm được nước mắt và yêu cầu ông hát lại nhiều lần rồi chép lại để hát. Đây là một ca khúc có nhiều sáng tạo trong cấu trúc và tiến hành giai điệu mới mẻ mà nhuần nhuyễn. Nó làm mới dân ca xứ Nghệ, hay nói đúng hơn là Hồ Hữu Thới đã sáng tạo ra một bài dân ca mới của thời hiện đại, động tới tâm can của người Nghệ:
Người ơi, thương nhau nhớ lời đã hò hẹn
Càng thương nhau nhớ gừng cay muối mặn
Câu ca ân tình trên sóng nước long lanh bao cuộc đời
Câu ca bây giờ nghe vẫn mới: Thương nhau xin nhớ đừng quên..
Cũng là chất Nghệ đó, nhưng mỗi bài mỗi vẻ riêng. Cùng viết về biển Cửa Lò thì Xôn xao trời nước quê mình xốn xang nỗi nhớ những con tàu vượt trùng dương, còn Giọng hò trên biển quê hương lại rộn ràng nhịp sống lao động tin yêu. Cùng viết về Nam Đàn quê Bác thì Ở làng Sen giàu chất tự sự sâu lắng, còn Hội làng bên sông Lam lại tưng bừng nhịp trống hội vang xa. Với Tiếng hát người bảo vệ rừng và Ở rừng cuộc sống tôi yêu, là hai màu sắc cảm xúc và hai phong cách khác biệt nhau. Nhiều bài hát về Vinh, nhiều bài hát viết về mẹ, và đặc biệt là chùm bài hát viết về Bác Hồ thể hiện tính đa dạng phong phú về cảm xúc và tư duy của người nhạc sĩ luôn trăn trở, tìm tòi, khám phá bản thân mình cũng như khám phá đời sống luôn biến động chung quanh. Mảng đề tài về quê hương xứ Nghệ ngày càng sâu nặng với Hồ Hữu Thới, và ông vẫn tiếp tục tạo thêm những dấu ấn mới trong hành trình âm nhạc của mình với những ca khúc Quê hương ngày ấy Bác về, Ân tình xứ Nghệ, v.v...
Nhưng không chỉ viết về xứ Nghệ, Hồ Hữu Thới luôn tìm cách mở rộng đề tài và chất liệu âm nhạc trong một loạt sáng tác dọc những chuyến đi của ông. Những ca khúc “mở rộng” này thường có cảm xúc tươi tắn của người đi tới vùng “đất lạ”. Về Cao Bằng “bồi hồi nhớ ngày Bác về ở bên suối Lê Nin”, đến Huế để lại câu thơ cho Sông Hương bến đợi, vào Đồng Tháp Về thăm Xẻo Quýt “gặp em gái năm xưa đánh giặc vẫn còn đây”, thăm Sài Gòn thấy Xôn xao bến cảng Nhà Rồng nơi Bác ra đi “tìm hình của Nước”, ghé Trường Sơn thắp nén hương cho Đồng đội và đi trong Chiều mưa Trường Sơn “anh thấy thời gian dừng lại”, gọi Tây Nguyên ơi hãy nổi trống lên để ngợi ca muôn đời hồ Lăk tươi xanh, và, giữa thủ đô anh cùng Hồ Xuân Hùng chợt thấy: Nếu Hà Nội không có mùa Đông “chắc lá bàng không rơi đầy lối ngõ”. Đi xa hơn nữa, Hồ Hữu Thới đã gửi hồn mình vào Tình Việt Lào rộn rã nhịp Lăm vông, và gieo tiếng đàn xao xuyến trong Chiều Vôn Ga da diết trữ tình. Hồ Hữu Thới đôi lúc cố gắng trẻ hóa âm nhạc của mình trong Khi ta là sinh viên, Con gái, Vui tết cùng lính đảo... Trong cuộc hành trình âm nhạc đời người, ông còn nhiều lần mở rộng hình thức để tiếp cận những tâm trạng đầy kịch tính của con người qua các aria trong kịch hát hoặc những ca khúc tô đậm chủ đề của những vở kịch mà anh soạn nhạc: Kể chuyện đời tôi, Hỡi gió, Sao chàng sai hẹn, Kể chuyện nàng Bích Châu, Nỗi đau của ông, v.v...
Hơn bốn chục năm cống hiến cho đời, Hồ Hữu Thới có vui và có buồn. Niềm vui dấn thân, nỗi buồn cả nể. Âu cũng là thiên tính của người nghệ sĩ đó thôi. Nhưng ngoái lại chứ không phải dừng lại. Ngoái lại để lắng lại, để vững tâm hơn trên con đường đi tới. Bởi Hồ Hữu Thới là người hướng nội, người biết lặng lẽ nuôi lớn khát vọng từ nguồn sữa quê hương như chính anh đã từng tâm niệm:
Tôi lặng lẽ đi tìm câu hát
Tìm cái nửa cho riêng tôi
Tìm câu hát cuộc đời.
Tôi đi tìm
Suốt chiều dài câu ví dặm
Tôi đi tìm
Suốt chiều rộng câu dân ca.
Tôi khát khao làm mới câu ví điệu hò xứ sở
Để cuộc đời mãi mãi là bài ca...
(bài viết này dựa theo ý bài viết của nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo)
3/ Nhạc sĩ Ánh Dương
Tên khai sinh của ông là Lê Văn Dương, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1935. Quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Đại học Sáng tác Nhạc viện Hà Nội. Nguyên Trưởng đoàn Văn công Quân khu 4. Đã nghỉ hưu.
Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp tại Đoàn Văn công Đại đoàn 325, vừa biểu diễn vừa sáng tác. Thời kỳ này ông đã viết một số ca khúc như Tạm biệt em, Tiếng trống tòng quân... Chuyển về Đoàn Văn công Quân khu 4, ông đã góp cho đơn vị nhiều tiết mục được tặng giải thưởng trong các hội diễn toàn miền Bắc thời đó (các hợp ca, hợp xướng): Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam, Hoa đào nở trên biên giới, Phu Cham Xy...
Những ca khúc O dân quân và chàng lính pháo trẻ, Hành khúc Sư đoàn Sông Lam (Giải thưởng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc), đặc biệt bài hát Chào em cô gái Lam Hồng, là những thành công đáng kể của ông.
Ngoài ra, ông còn viết thơ giao hưởng Tượng đài chiến thắng (1979) cho dàn nhạc hơi (Huy chương vàng Hội diễn toàn quốc, 1980), ballade cho giọng hát và dàn nhạc Hồi tưởng một đêm về Bác (dựa theo thơ Minh Huệ), nhạc cho múa (Múa Tày Hạy, giải thưởng Hội diễn năm 1981) và nhạc cho dân ca kịch Liên khu V.
Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Ánh Dương kèm băng cassette (Dihavina và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995).
(Trích “Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại” - Hội Nhạc sĩ Việt Nam)