Latest topics | » [MEM]Tjeumuojngok chao ca nha hem? by Tieumuoingok123 Tue Jun 11, 2013 10:17 pm
» mem mới chào cả nhà by thuha_2806 Thu Dec 20, 2012 3:18 pm
» Quê Tôi Thanh Hóa [Tặng » anh em fc] by Admin Tue Dec 11, 2012 9:23 pm
» lịch diễn từ ngày 18/11 đến 25/11 by Fcphuongthao Tue Dec 04, 2012 4:44 pm
» Wanbi Tuấn Anh: 'Không đủ 5 tỷ, tôi sẽ chia tiền làm từ thiện' by saobang.311296 Mon Dec 03, 2012 10:37 pm
» đừng Nhắc Người đó Trước Mặt Tôi [Tặng tudiepthao] by Admin Mon Dec 03, 2012 1:23 pm
» Anh Cười Em đau [Tặng Gia đình thân yêu] by Admin Wed Nov 28, 2012 5:32 pm
» [remix] Anh Cười Em Đau by saobang.311296 Sat Nov 17, 2012 10:48 pm
» HKT trần tình việc được lên báo nước ngoài by TuDiepThao Thu Nov 15, 2012 6:50 pm
» nguyenthinhung chào đại gia đình nhé by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:23 pm
» Yến Ngọc..Mem mới !! by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:21 pm
» Tuyển bạn gái by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:18 pm
» Thành Lập Hội Độc Thân 4rum by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:13 pm
» em phải làm sao by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:10 pm
» QUÊ TÔI THANH HÓA by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 1:08 pm
» [ADMIN] Đắng Ký Giao Lưu OF Fans by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 8:24 am
» lịch diễn ngày 10-11 by saobang.311296 Sun Nov 11, 2012 8:21 am
» Nhạc Chế giá xăng tăng- Ngựa ô thu phí by TuDiepThao Sat Nov 10, 2012 9:17 am
» có khi nào rời xa chế by TuDiepThao Tue Nov 06, 2012 9:10 am
» [ MV HD] Chờ Anh Nhé - Lâm Chấn Hải by TuDiepThao Mon Nov 05, 2012 3:11 pm
|
|
| Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. | |
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:24 pm | |
| Các nhạc sĩ quê hương Quỳnh Lưu 1/ Nhạc sĩ An Thuyên Tên khai sinh là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949, quê tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Quân đội. Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá V. Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967. Năm 1975, ông vào bộ đội. Năm 1977, ở Đoàn Văn công Quân khu IV. Từ năm 1981 đến năm 1988, ông tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội cho đến nay. An Thuyên sáng tác ca khúc khá đều đặn và đều tay. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt và đã có sức lan toả rộng như: Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng, Ca dao em và tôi... Tên khai sinh là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949, quê tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Quân đội. Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá V. Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967. Năm 1975, ông vào bộ đội. Năm 1977, ở Đoàn Văn công Quân khu IV. Từ năm 1981 đến năm 1988, ông tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội cho đến nay. An Thuyên sáng tác ca khúc khá đều đặn và đều tay. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt và đã có sức lan toả rộng như: Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng, Ca dao em và tôi... Ông còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng. Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc, đáng chú ý có Concerto cho flute và dàn nhạc giao hưởng. Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo... Các giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985: Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy); Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994); Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992). (Trích từ http://www.anthuyen.com/index.php?act=cat&code=showcat&idcat=23&id_news=18)2/ Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới say mê âm nhạc từ nhỏ. Sinh ra ở nông thôn Quỳnh Lưu, lớn lên trên lưng trâu thổi sáo tự làm lấy bằng ống nứa trong bó củi rừng mẹ mua về đun bếp. Một cuộc thi tuyển ở xã, ông đã trúng tuyển vào trường Âm nhạc. Thế là khăn gói quả mướp đi bộ dưới đạn bom ra thủ đô học tập. Những năm chiến tranh, trường sơ tán, ông có tên trong danh sách đi du học nước ngoài, nhưng đã tình nguyện ở lại, đi vào vùng tuyến lửa thâm nhập thực tế, sáng tác những bài hát về quê hương. Tốt nghiệp đại học âm nhạc khoa sáng tác, Hồ Hữu Thới không ở lại trường mà xin về xứ Nghệ công tác. Ông trở thành cán bộ của Ty Văn Hóa Nghệ An, phó hiệu trưởng trường Văn Hóa Nghệ thuật Nghệ Tĩnh và hai khóa liền là ủy viên BCH tỉnh ủy, 15 năm liền làm Giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Nghệ An. Làm một nhà quản lý văn hóa ở một tỉnh đất rộng người đông trăm công nghìn việc, vậy mà ông vẫn lặng lẽ sáng tác cả một khối lượng tác phẩm thật đáng nể: viết hàng trăm ca khúc và soạn nhạc cho hàng chục vở diễn sân khấu từ kịch dân ca, kịch cải lương, kịch chèo, đến kịch nói, kịch hát... và ngành văn hóa thông tin Nghệ An nhiều năm là lá cờ đầu văn hóa cả nước, được tặng Cờ luân lưu của Chính phủ. Con người quản lý và con người nghệ sĩ tưởng khó chung sống với nhau, lại hóa ra rất hòa thuận trong anh. Nhạc sĩ Trần Hoàn hồi còn là Bộ trưởng Bộ VHTT có lần nhận xét về Hồ Hữu Thới như sau Chất nghệ sĩ đã kích thích Hồ Hữu Thới có nhiều sáng tạo trong công tác quản lý, trở thành một giám đốc giỏi của toàn ngành văn hóa, ngược lại, con người quản lý cũng hỗ trợ rất nhiều cho tầm nhìn xa rộng của người nghệ sĩ trong tác phẩm mà ông dâng hiến cho đời. Hồ Hữu Thới không phải là trường hợp duy nhất, nhưng cũng không phải là nhiều. Hồ Hữu Thới là người nhạc sĩ viết ca khúc bằng tư duy khí nhạc. Khác với những nhạc sĩ sáng tác bằng cảm xúc bản năng, đi lên từ phong trào quần chúng, Hồ Hữu Thới được đào tạo âm nhạc có hệ thống ngay từ đầu. Hơn 10 năm học ở trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông đã có một hành trang đầy đặn về kiến thức âm nhạc Đông Tây, dân gian, bác học để đi vào cuộc sống. Và ông đã lựa chọn con đường trở về xứ Nghệ để trở thành một nhạc sĩ ở ngay trên quê hương mình. Hàng trăm ca khúc của ông khai thác chất liệu dân ca quê hương theo cách của riêng . Ông cũng là một trong những người chủ trương cuộc thể nghiệm đưa dân ca xứ Nghệ lên sân khấu kịch hát, và đã gặt hái được nhiều thành công mà đỉnh cao là vở Mai Thúc Loan đoạt huy chương vàng liên hoan sân khấu toàn quốc. Ngay cả khi viết nhạc cho kịch nói hay nhạc múa, Hồ Hữu Thới cũng không quên thổi hồn Nghệ vào những giai điệu thẳm sâu trí tuệ hoặc bay bổng trữ tình. Có thể nói, dân ca Nghệ, tâm hồn Nghệ như một thứ “ma túy tinh thần” thấm đẫm vào máu thịt để làm nên con người âm nhạc có tên là Hồ Hữu Thới. Suốt thập niên 80 của thế kỷ trước, ca khúc Câu hát quê hương của nhạc sĩ là bản nhạc nằm lòng của người xứ Nghệ, nó không bao giờ thiếu vắng trong các liên hoan, hội diễn văn nghệ cũng như trong đời sống thường nhật của nhân dân. Nó theo các đoàn nghệ thuật đến với công chúng cả nước và gây xúc động lòng người, đặc biệt là người Nghệ xa quê. Một ca sĩ của đoàn nghệ thuật Nghệ Tĩnh kể rằng, khi hát bài này cho dân xứ Nghệ ở vùng kinh tế mới Đăk Lăk, nhiều người nghe đã không cầm được nước mắt và yêu cầu ông hát lại nhiều lần rồi chép lại để hát. Đây là một ca khúc có nhiều sáng tạo trong cấu trúc và tiến hành giai điệu mới mẻ mà nhuần nhuyễn. Nó làm mới dân ca xứ Nghệ, hay nói đúng hơn là Hồ Hữu Thới đã sáng tạo ra một bài dân ca mới của thời hiện đại, động tới tâm can của người Nghệ: Người ơi, thương nhau nhớ lời đã hò hẹn Càng thương nhau nhớ gừng cay muối mặn Câu ca ân tình trên sóng nước long lanh bao cuộc đời Câu ca bây giờ nghe vẫn mới: Thương nhau xin nhớ đừng quên.. Cũng là chất Nghệ đó, nhưng mỗi bài mỗi vẻ riêng. Cùng viết về biển Cửa Lò thì Xôn xao trời nước quê mình xốn xang nỗi nhớ những con tàu vượt trùng dương, còn Giọng hò trên biển quê hương lại rộn ràng nhịp sống lao động tin yêu. Cùng viết về Nam Đàn quê Bác thì Ở làng Sen giàu chất tự sự sâu lắng, còn Hội làng bên sông Lam lại tưng bừng nhịp trống hội vang xa. Với Tiếng hát người bảo vệ rừng và Ở rừng cuộc sống tôi yêu, là hai màu sắc cảm xúc và hai phong cách khác biệt nhau. Nhiều bài hát về Vinh, nhiều bài hát viết về mẹ, và đặc biệt là chùm bài hát viết về Bác Hồ thể hiện tính đa dạng phong phú về cảm xúc và tư duy của người nhạc sĩ luôn trăn trở, tìm tòi, khám phá bản thân mình cũng như khám phá đời sống luôn biến động chung quanh. Mảng đề tài về quê hương xứ Nghệ ngày càng sâu nặng với Hồ Hữu Thới, và ông vẫn tiếp tục tạo thêm những dấu ấn mới trong hành trình âm nhạc của mình với những ca khúc Quê hương ngày ấy Bác về, Ân tình xứ Nghệ, v.v... Nhưng không chỉ viết về xứ Nghệ, Hồ Hữu Thới luôn tìm cách mở rộng đề tài và chất liệu âm nhạc trong một loạt sáng tác dọc những chuyến đi của ông. Những ca khúc “mở rộng” này thường có cảm xúc tươi tắn của người đi tới vùng “đất lạ”. Về Cao Bằng “bồi hồi nhớ ngày Bác về ở bên suối Lê Nin”, đến Huế để lại câu thơ cho Sông Hương bến đợi, vào Đồng Tháp Về thăm Xẻo Quýt “gặp em gái năm xưa đánh giặc vẫn còn đây”, thăm Sài Gòn thấy Xôn xao bến cảng Nhà Rồng nơi Bác ra đi “tìm hình của Nước”, ghé Trường Sơn thắp nén hương cho Đồng đội và đi trong Chiều mưa Trường Sơn “anh thấy thời gian dừng lại”, gọi Tây Nguyên ơi hãy nổi trống lên để ngợi ca muôn đời hồ Lăk tươi xanh, và, giữa thủ đô anh cùng Hồ Xuân Hùng chợt thấy: Nếu Hà Nội không có mùa Đông “chắc lá bàng không rơi đầy lối ngõ”. Đi xa hơn nữa, Hồ Hữu Thới đã gửi hồn mình vào Tình Việt Lào rộn rã nhịp Lăm vông, và gieo tiếng đàn xao xuyến trong Chiều Vôn Ga da diết trữ tình. Hồ Hữu Thới đôi lúc cố gắng trẻ hóa âm nhạc của mình trong Khi ta là sinh viên, Con gái, Vui tết cùng lính đảo... Trong cuộc hành trình âm nhạc đời người, ông còn nhiều lần mở rộng hình thức để tiếp cận những tâm trạng đầy kịch tính của con người qua các aria trong kịch hát hoặc những ca khúc tô đậm chủ đề của những vở kịch mà anh soạn nhạc: Kể chuyện đời tôi, Hỡi gió, Sao chàng sai hẹn, Kể chuyện nàng Bích Châu, Nỗi đau của ông, v.v... Hơn bốn chục năm cống hiến cho đời, Hồ Hữu Thới có vui và có buồn. Niềm vui dấn thân, nỗi buồn cả nể. Âu cũng là thiên tính của người nghệ sĩ đó thôi. Nhưng ngoái lại chứ không phải dừng lại. Ngoái lại để lắng lại, để vững tâm hơn trên con đường đi tới. Bởi Hồ Hữu Thới là người hướng nội, người biết lặng lẽ nuôi lớn khát vọng từ nguồn sữa quê hương như chính anh đã từng tâm niệm: Tôi lặng lẽ đi tìm câu hát Tìm cái nửa cho riêng tôi Tìm câu hát cuộc đời. Tôi đi tìm Suốt chiều dài câu ví dặm Tôi đi tìm Suốt chiều rộng câu dân ca. Tôi khát khao làm mới câu ví điệu hò xứ sở Để cuộc đời mãi mãi là bài ca... (bài viết này dựa theo ý bài viết của nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo) 3/ Nhạc sĩ Ánh Dương Tên khai sinh của ông là Lê Văn Dương, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1935. Quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Đại học Sáng tác Nhạc viện Hà Nội. Nguyên Trưởng đoàn Văn công Quân khu 4. Đã nghỉ hưu. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp tại Đoàn Văn công Đại đoàn 325, vừa biểu diễn vừa sáng tác. Thời kỳ này ông đã viết một số ca khúc như Tạm biệt em, Tiếng trống tòng quân... Chuyển về Đoàn Văn công Quân khu 4, ông đã góp cho đơn vị nhiều tiết mục được tặng giải thưởng trong các hội diễn toàn miền Bắc thời đó (các hợp ca, hợp xướng): Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam, Hoa đào nở trên biên giới, Phu Cham Xy... Những ca khúc O dân quân và chàng lính pháo trẻ, Hành khúc Sư đoàn Sông Lam (Giải thưởng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc), đặc biệt bài hát Chào em cô gái Lam Hồng, là những thành công đáng kể của ông. Ngoài ra, ông còn viết thơ giao hưởng Tượng đài chiến thắng (1979) cho dàn nhạc hơi (Huy chương vàng Hội diễn toàn quốc, 1980), ballade cho giọng hát và dàn nhạc Hồi tưởng một đêm về Bác (dựa theo thơ Minh Huệ), nhạc cho múa (Múa Tày Hạy, giải thưởng Hội diễn năm 1981) và nhạc cho dân ca kịch Liên khu V. Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Ánh Dương kèm băng cassette (Dihavina và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995). (Trích “Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại” - Hội Nhạc sĩ Việt Nam) | |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:26 pm | |
| Các cầu thủ bóng đá nổi tiếng của quê hương Quỳnh Lưu
1/ Lê Công Vinh
Lê Công Vinh (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1985 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh đang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Sự nghiệp: Trước khi tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (từ 2004 đến nay), Lê Công Vinh cũng đã tham gia các đội tuyển quốc gia U20 (từ 2001 đến 2003) và U23 (từ 2003 đến nay).
2008 Theo VnExpress, Lê Công Vinh sẽ chuyển sang đội bóng đá Thể Công từ đầu năm 2009. Thể Công phải trả cho Vinh từ 6 đến 8 tỷ đồng và mức lương hàng tháng từ 40 đến 50 triệu đồng.[1]
Thành tích: Với đội tuyển Việt Nam
Hạng ba giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 Vô địch Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2005; hạng nhì 2004; hạng ba 2006 Hạng nhì King Cup 2007 Danh hiệu cá nhân
Quả bóng vàng Việt Nam năm 2004, 2006, 2007; Quả bóng Bạc năm 2005, Vua phá lưới Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2004 Vua phá lưới Cúp bóng đá Việt Nam 2004 Cầu thủ xuất sắc nhất của Liên đoàn bóng đá Việt Nam 2004
2/ Văn Sỹ Hùng
Văn Sỹ Hùng (quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An; sinh năm 1970 tại Thanh Hóa) là một cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Văn Sỹ Hùng từng tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam và được xem là một trong những cầu thủ nổi bật của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005. Trong sự nghiệp cầu thủ, Văn Sỹ Hùng chủ yếu chơi cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và giành nhiều danh hiệu với câu lại bộ này.
Sự nghiệp: Sinh ra một gia đình bóng đá gồm bố - ông Văn Sỹ Chi - là cựu cầu thủ bóng đá của đội tuyển Việt Nam cũng như đội Thể Công và các em trai Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy và Văn Sỹ Linh đều là các cầu thủ khá nổi tiếng, Văn Sỹ Hùng chơi bóng đá từ nhỏ. Năm 16 tuổi (1986), đội bóng đá Phòng không không quân đã tuyển Văn Sỹ Hùng vào lớp năng khiếu. Tuy nhiên, đội bóng này bị giải thể và Văn Sỹ Hùng tham gia quân đội với nhiệm vụ cảnh vệ cho đến năm 1989.
Từ năm 1990 đến năm 1992, Văn Sỹ Hùng thi đấu cho đội Công an Thanh Hóa. Sau đó 1 năm, Văn Sỹ Hùng chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An tới tận năm 2002. Với đội bóng này, Văn Sỹ Hùng đã 2 lần vô địch Việt Nam (1999-2000 và 2000-2001), 2 lần giành cúp bóng đá Việt Nam (2001, 2002), 3 lần giành Siêu cúp bóng đá Việt Nam (2000, 2001, 2002) và vô địch giải mùa xuân năm 1999.
Tháng 9 năm 2002, Văn Sỹ Hùng chuyển đến câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và một lần nữa giành chức vô địch quốc gia. Cuối năm 2003, Văn Sỹ Hùng xin nghỉ thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai vì lý do sức khỏe nhưng chỉ 4 tháng sau (tháng 4 năm 2004), Sỹ Hùng có tên trong danh sách thi đấu của đội bóng đá Khách sạn Khải Hoàn ở giải hạng Nhất[1].
Tháng 12 năm 2006, Văn Sỹ Hùng trở thành huấn luyện trưởng câu lạc bộ Vinakansai Ninh Bình[2] nhưng cũng chỉ được hơn 3 tháng do kết quả thi đấu kém[3].
3/ Nguyễn Huy Hoàng
Nguyễn Huy Hoàng (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1981 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh đang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và từng là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Sự nghiệp: Đầu tháng 3 năm 2007, Nguyễn Huy Hoàng tuyên bố từ giã đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vì lý do chấn thương[1]. Tuy nhiên, anh đã quay trở lại đội tuyển sau khi được huấn luyện viên Alfred Riedl và câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An động viên.
Sau trận tứ kết Cúp bóng đá châu Á 2007 tại Băng Cốc, Huy Hoàng mổ lần nữa quyết định từ giã đội tuyển[2].
Thành tích: Với đội tuyển Việt Nam
Hạng nhì Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2002 Hạng nhất Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2003 Hạng ba giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 Hạng nhì King Cup 2007 Với Sông Lam Nghệ An
Vô địch Việt Nam 2001 Vô địch Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2001 Danh hiệu cá nhân
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2001 Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất U18 Việt Nam 1999
Bên cạnh đó còn có các cầu thủ cũng được biết đến và có thành tích như Văn Quyến,3 anh em nhà Văn Sỹ(VS Hùng,VS SƠN,VS Thủy)... | |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:27 pm | |
| Các nhà Văn,thơ:
1/ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18, nửa đầu thế kỷ 19.
Tiểu sử: Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn. Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến. Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương. Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước. Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến). Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió.
Các tác phẩm: Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984.
Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. __________________
2/ Nguyễn Minh Châu (nhà văn)
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Tiểu sử: Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Thai, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Hà Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Các tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966) Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970) Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972) Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983) Bến quê (truyện ngắn, 1985) Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987) Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987) Cỏ lau (truyện vừa, 1989). Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn Học, 2001)
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000 Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990 Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính
3/ Hoàng Trung Thông
Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993) (còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm) quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).
Quá trình công tác: Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).
Những tác phẩm chính: Tiểu luận phê bình Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961) Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
[sửa] Thơ Quê hương chiến đấu (1955) Đường chúng ta đi (1960) Những cánh buồm (1964) Đầu sóng (1968) Trong gió lửa (1971) Như đi trong mơ (1977) Chiến công tuổi thơ (1983)
4/ Bùi Hiển
Bùi Hiển (sinh ngày 22 tháng 11 năm 1919) là một nhà văn Việt Nam, từng tham gia cộng tác với nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với tác phẩm Nằm vạ (1941) khi mới 22 tuổi.
Tiểu sử: Ông sinh tại làng Phú Nghĩa Hạ, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Vốn sinh trưởng trong một gia đình khá giả, ông sớm được tiếp xúc với văn hóa Pháp, chịu ảnh hưởng nhiều của nhóm Tự Lực văn đoàn. Khởi đầu sự nghiệp văn chương, ông đăng các truyện ngắn trên tạp chí Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan như Nằm vạ (1940), Mạ đậu (1940), Chiều sương (1 tháng 3 năm 1941), Thuốc độc (24 tháng 4 năm 1941).... Năm 1941, ông cho xuất bản tập truyện ngắn "Nằm vạ" (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội). Tập truyện ngắn nhanh chóng nổi tiếng, đặc biệt với truyện ngắn cùng tên.
Năm 1944, ông tham gia cách mạng. Theo lời ông kể thì "Khoảng cuối năm 1944, qua sự giới thiệu của một anh bạn công chức, tôi gia nhập Thanh niên cứu quốc bí mật. (Tô Hoài trong bài nào đó nhớ nhầm là tôi vào Ðảng Dân chủ). Một trong những "công tác cách mạng" đầu tiên là sắm một con dao găm. Nhưng cũng chẳng được luyện tập võ nghệ gì. Và cũng không thấy ai đến tuyên truyền huấn luyện về chính trị. Chỉ thỉnh thoảng một cuộc họp ngắn và bí mật, truyền đạt tin tức về khí thế Việt Minh ở các nơi và nhắc nhở việc sẵn sàng "chiến đấu hi sinh cứu nước""[1].
Trong suốt giai đoạn 1945 đến 1960, ông tham gia công tác văn nghệ, từng giữ chức vụ chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An, nhưng ít sáng tác, một phần thời gian dành cho công tác dịch thuật.
Năm 1956, ông giới thiệu tuyển tập truyện ngắn, dịch của Antonov. năm 1957, ông gia nhập Hội nhà văn và giữ cương vị Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục các khóa I (1958-1961), II (1962-1972), III (1973-1982).
Năm 1975, ông là trưởng đoàn Hội nhà văn theo chân Quân giải phóng vào Huế và Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi vào Huế, ông đã chấp thuận giải tán đoàn để các văn nghệ sĩ có thể tự vào sâu hơn [2].
Sau 1975, ông tiếp tục công tác trong Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Nằm vạ (truyện ngắn, 1940) Mạ đậu (truyện ngắn, 1940) Chiều sương (truyện ngắn, 1941) Thuốc độc (truyện ngắn,1941) Nằm vạ (tập truyện ngắn, 1941) Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956) Ánh mắt (truyện, 1961) Trong gió cát (truyện ký, 1965) Đường lớn (truyện, 1966) Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970) Hoa và thép (truyện, 1972) Một cuộc đời (truyện, 1976) Ý nghĩ ban mai (truyện, 1980) Tâm tưởng (truyện, 1985) Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, NXB Đồng Nai, 1995) Hai mươi lăm truyện ngắn 1940 - 1995 (1996) Tuyển tập Bùi Hiển (tập I, 1987; Tập II, 1997) Hướng về đâu văn học (tiểu luận, 1996) Những người yêu nữ thần biển, nhiều tác giả (dịch, 1993) Những truyện ngắn phương Đông, Marqueritte Gourcenar (dịch, 1996) Bản di chúc Pháp, Andrei Makine (dịch, 1998)
Nhận xét: Trong "Lược sử Văn học Việt Nam", nhà nghiên cứu Thế Phong đã nhận định về truyện ngắn trước 1945 của Bùi Hiển như sau:
"Truyện ngắn trước tiền chiến của ông có tính cách địa phương, viết rặt hình ảnh quê hương nơi ông sinh trưởng, cho nên Vũ Ngọc Phan cho rằng đọc Nằm vạ của Bùi Hiển âm hưởng như Eugène Roy của Pháp, tả người dân quê miền Nantes, những nét đậm đà như Chateaubriand viết La Brière hoặc Joseph de Pesquidoux trong Chez nous sur la glèbe."[3] Năm 1958, ông viết truyện ngắn "Ngày công đầu tiên của cu Tí" để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bác và cả nước Việt Nam trong nhiều năm.
5/ Tú Mỡ (1900-1976)
Tiểu sử: Tú Mỡ tên thật Hồ Trọng Hiếu, sinh ngày 14.3.1900 tại phố Hàng Hòm, Hà Nội. Quê gốc của ông là ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Lên 5 tuổi, ông bắt đầu học chữ Nho, học hết bộ Tam tự kinh thì bố ông mới cho học chữ quốc ngữ. Ông từng là học trò trường Đông kinh Nghĩa thục phố Hàng Đào. Năm 14 tuổi, ông đỗ đầu bằng sơ học Pháp - Việt và được học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và xin được làm thư ký, chủ sự kế toán Sở Tài chính. Trong Hồi ký văn học, ông kể lại: "Lúc này tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán - Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất".
Nhà báo Nguyễn Thụy Kha viết:
Lúc ấy, tuy có viết thơ vui in trong tập kỷ yếu "Việt Nam thanh niên Hội" với cái tên Lý Toét, nhưng ông chưa được mấy ai để ý. Đến năm 1932, khi "Tự lực văn đoàn" mở ra mục "Dòng nước ngược" thì Lý Toét có thêm bạn... Tú Mỡ. Ông lấy bút danh Tú Mỡ cũng từ phiên bản Tú Xương, mặc dù vóc dáng ông gày nhom.
Thơ Tú Mỡ xuất hiện dày trên “Phong Hóa”, “Ngày nay” và trước cách mạng 1945 ông đã xuất bản hai tập "Dòng nước ngược". Ông đã được mệnh danh là "vua trào phúng" từ hồi đó. "Vua trào phúng" có đặc điểm khác người là thường mặc áo the tàng, đi giày mõm nhái và đội một cái mũ dứa có quai lụa thắt dưới cằm.
Trên mũ sơn vòng có ba chữ nho ghi tên "Hồ Trọng Hiếu". Còn xe đạp của ông thì gắn hẳn một cái còi xe hơi bấm bí bom ầm ĩ khi gặp đám đông. Đúng là xe của "vua trào phúng".
Theo kháng chiến lên Việt Bắc, Tú Mỡ còn có bút danh là Bút Chiến Đấu. Những năm ấy, Tú Mỡ vẫn chuyên với giọng thơ trào phúng với các tập "Địch vận diễn ca", "Nụ cười kháng chiến", giễu cợt cay độc tướng Đờlát Đờ Tátxinhi và nhiều tướng giặc khác.
Giọng thơ trào phúng Tú Mỡ lại tiếp tục đóng góp trong đấu tranh thống nhất với những tập thơ "Nụ cười chính nghĩa", "Bút chiến đấu", "Đòn bút". Những ngày đánh Mỹ, nhà Tú Mỡ ở nơi có nhiều ụ pháo cao xạ, ông không muốn đi sơ tán mà muốn ở nhà mục kích pháo ta bắn máy bay Mỹ để làm thơ.
Một chiếc máy bay bị rơi trong bụi chuối gần nhà đã được ông "chôn" bằng một bài thơ chơi chữ giữa "cây chuối" và "ăn củ chuối của ông đây này".
...
Tú Mỡ từng là Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và khóa II). Ông là nhà thơ trào phúng duy nhất được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt II năm 2000). Sinh thời ông là nhà thơ đầu tiên được tặng huân chương vào năm 1952 và từng đoạt nhiều giải thưởng như:
Giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam (1951). Giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam (1956).
Ông mất ngày 13.7.1976 tại Hà Nội. Hiện nay tp Hà Nội có khu lưu niệm Tú Mỡ và TP Hồ Chí minh thì có một con đường mang tên ông. Năm 2003 Trung tâm lưu trữ Quốc gia III đã trân trọng tiếp nhận khối tài liệu lưu trữ cá nhân của nhà thơ Tú Mỡ do gia đình nhà thơ trao tặng.
Phần lớn sáng tác của Tú Mỡ đã được tập hợp trong “Tú Mỡ toàn tập” với số lượng 4 tập và khoảng 3000 trang in do Nhà Xuất bản văn học xuất bản năm 1996.
Tác phẩm chọn lọc: Dòng nước ngược (2 tập, 1943); Địch vận diễn ca (1949); Nụ cười kháng chiến (thơ trào phúng, 1952 ); Tấm Cám (truyện thơ, 1955); Nụ cười chính nghĩa (thơ trào phúng, 1958); Bút chiến đấu (thơ trào phúng, 1960); Đòn bút (thơ trào phúng, 1962); Ông và cháu (thơ, 1970 ); Thơ Tú Mỡ (thơ truyện, 1971).
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:29 pm | |
| Giáo sư Văn Như Cương
Văn Như Cương là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông là một tiến sĩ toán học, được phong học hàm Phó giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Ông là người đầu tiên lập ra trường dân lập tại Việt Nam vào thời kỳ đổi mới [1] là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh-Hà Nội.
Tiểu sử Ông sinh năm 1937 trong một gia đình làm nghề dạy học chữ Hán (đồ Nho) tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa toán. Tốt nghiệp đại học, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường. Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971. Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi Đổi mới. Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Viêt Nam. Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông được Chính phủ công nhận chức danh giáo sư, và phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông là nhà tóan học tài ba.
Tác phẩm: Hình học xạ ảnh / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1999.- 187tr. Đại số tuyến tính và hình học: Dùng cho các trường đại học sư phạm / Đoàn Quỳnh, Văn như cương, Hoàng Xuân Sính.- H.: Giáo dục, 1987.- 175tr. Hình học: Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm / Văn Như Cương chủ biên; Kiều Huy Luân, Hoàng Trọng Thái.- H.: Giáo dục, 1998.- 99tr. Hình học: Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm / Văn Như Cương chủ biên; Kiều Huy Luân, Hoàng Trọng Thái.- H.: Giáo dục, 1998.- 140tr. Những kiến thức cơ bản môn toán: Trung học phổ thông/ Văn Như Cương, Hàn Liên Hải.- H.: Nxb. Hà Nội, 2003.- 142tr. Tài liệu toán ôn thi vào đại học / Văn Như Cương, Nguyễn Xuân Liêm, Kiều Huy Luân....- In lần 2, có sửa chữa.- H.: Trường đại học sư phạm Hà nội 1, 1983.- 349 tr. Đối thoại về toán học / Alfred Renhi ; Văn Như Cương dịch.- H.: Khoa học và kỹ thuật, 1975.- 119tr. Những kiến thức cơ bản môn toán: Trung học phổ thông / Văn Như Cương, Tạ Duy Phượng.- H.: Nxb. Hà Nội, 2002.- 138tr. Lịch sử hình học / Văn Như Cương.- H.: Khoa học và kỹ thuật, 1977.- 158tr. Hình học 11: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Trần Đức Huyên, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 2000.- 144tr. Hình học 12: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Tạ Mân.- H.: Giáo dục, 2000.- 116tr. Hình học 10: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 2000.- 96tr. Bài tập hình học 10: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 2000.- 92tr. Bài tập hình học 12: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Tạ Mân.- H.: Giáo dục, 2000.- 159tr. Hình học 12: Ban khoa học tự nhiên. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 1995.- 109tr. Bài tập hình học 11: Ban khoa học tự nhiên / Văn Như Cương, Trần Luận.- In lần thứ 3.- H.: Giáo dục, 1996.- 147tr. Bài tập hình học 12: Ban khoa học tự nhiên : Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1995.- 96tr. Hình học 12: Ban khoa học xã hội. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương chủ biên, Phạm Gia Đức.- H.: Giáo dục, 1995.- 40tr. Hình học lớp 11: Ban khoa học tự nhiên. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 1995.- 128tr. Hình học 12: Ban khoa học tự nhiên / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1995.- 104tr. Hình học 12: Sách giáo viên/ Văn Như Cương, Tạ Mân, Trần Nguyệt Quang.- H.: Giáo dục, 1992.- 128tr. Hình học 12 / Văn Như Cương, Tạ Mân, Trần Nguyệt Quang.- H.: Giáo dục, 1992.- 115tr. Hình học 11 / Văn Như Cương, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 1991.- 80tr.
Nhận xét: Ông được đánh giá cao với năng lực sư phạm. Ông cũng nổi tiếng là người thẳng tính và rất thương yêu học trò.[1]
Quan điểm giáo dục: "Chúng ta đang thực hiện một nền giáo dục bôi đen" - ý kiến của ông khi Bộ Giáo dục Việt Nam thực hiện thi trắc nghiệm thay cho thi tự luận và ông cũng yêu cầu viết lại sách để phù hợp cho thi trắc nghiệm.[2] "Quan điểm tiên học lễ xưa lắm rồi" - ông cho rằng sống có trách nhiệm là phần quan trọng nhất của chữ lễ.[3]
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:30 pm | |
| Anh hùng Cù Chính Lan
Cù Chính Lan - sinh năm 1929, tại làng Quỳnh Đôi Quỳnh Lưu, Nghệ An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong trận tấn công cừ điểm Giang Mở, cách thị xã Hòa Bình 8 ẩm về phía Nam, ngày 13-12-1951, Anh - lúc này là tiểu đội trưởng, một mình đuổi xe tǎng giặc, dũng cảm nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái, tiêu diệt địch, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Chiến công của anh có ý nghĩa khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. Trên toàn mặt trận (chiến dịch Hòa Bình) đã dấy lên phong trào thi đua "noi gương Cù Chính Lan"
Thần thoại mới Ngày ấy, ở một làng quê miền Trung đói khổ... Có một cậu bé con nhà nghèo, quanh năm phải làm thuê kiếm sống. Cách mạng Tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã giải phóng cho gia đình cậu bé cùng bao nhiêu lớp người nghèo khó... Mở đầu cuộc đời Cù Chính Lan cô đọng và giản dị giống như một nhân vật hiền lành trong câu chuyện cổ tích. Cậu bé nghèo hoan hỉ đón cách mạng và cuộc đời mới với tất cả sự say mê, hồn nhiên, sôi nổi của tuổi 16. Cù Chính Lan xin vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc và đêm đêm tới lớp bình dân học chữ. Dường như bao sức lực, bao mơ ước, Cù Chính Lan dồn hết cho cuộc sống mới, không một giây phút ngập ngừng. Kháng chiến bùng nổ, anh xung phong vào bộ đội và được nhận làm liên lạc cho khu đội, liên khu Bốn. Năm đầu - anh là chiến sĩ thi đua xuất sắc. Năm 1948 - chuyển sang đơn vị chiến đấu, là tiểu đội trưởng tiểu đội liên lạc, lập công xuất sắc - anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng nǎm này, ạnh đã nổi tiếng khắp Đại đoàn 304, với danh hiệu vẻ vang, mang vẻ thần thoại: "Anh hùng tay không đánh giặc" - Và được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì. Đấy là vào một ngày đi công tác độc lập. Cù Chính Lan bỗng gặp một đơn vị đang bố trí chuẩn bị đánh địch. Cũng vừa lúc đó địch tiến vào trận địa, anh đã xin được cùng đơn vị bạn chiến đấu. Vũ khí phải tự túc, sẵn con dao trong tay, anh khôn khéo nắm thời cơ và dũng mãnh lao đuổi theo một tên giặc vác tiểu liên. Vừa đuổi, anh vừa la hét và vung lưỡi dao lấp loáng. Tên lính địch hoảng hốt, chưa biết xử trí ra sao, đã bị anh giật mất súng, đành ngoan ngoãn giơ tay lên đầu. ở trận này đã thấy vóc dáng một Cù Chính Lan bất tử, với khuôn mặt hăm hở, quyết liệt, với bước chân rắn chắc, và bao trùm là ý chí tiến công của cả thế hệ trẻ. Anh - ngay trận đầu đã tiêu biểu cho lối đánh của cả dân tộc. Tiến công - lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại... Nhớ tới Cù Chính Lan là nhớ tới một chiến sĩ trẻ, áo trấn thủ, giày vải đang sải những bước dài dồn đuổi xe tăng địch. Dấu chân người chiến sĩ đè lên xích xe tang không bao giờ phai mờ trong lịch sử đánh giấc của nhân dân ta. Hình ảnh ấy đã mang vòng hào quang của thần thoại. Giống như Thánh Gióng nhổ lũy tre làng lên mà đánh đuổi tan tác giặc nhà Ân. Giống như Thạch Sanh với cái rìu của người tiều phu đã chém đứt đầu xà tinh hung dữ... Bước chân thần thoại ấy đã được rèn đúc từ lòng căm thù, đã được chuẩn bị từ những ngày đi làm thuê cuốc mướn, đã được báo hiệu bằng nắm tay rắn chắc, thề trước cờ Đảng. Con đường số 6 hiện ra trong tưởng tượng của chúng ta vào một ngày mùa đông năm 1951. Và Cù Chính Lan với cái áo trấn thủ màu nâu đã bạc trắng (di vật duy nhất để tại Viện bảọ tàng quân đội) đang bố trí tiểu đội súng máy của mình. Bọn địch muốn tìm mọi cách chiếm đoạn đường huyết mạch của ta. Tiểu đội súng máy của anh đã diệt 2 đại đội địch. Lúc ấy viện binh địch tới cứu đồng bọn đang bị truy kích. Chiếc xe tăng đi đầu, gắn súng máy, cứ lừng lững tiến, xả đạn vào quân ta. Súng máy của ta bắn trả nhưng không ăn thua gì. Thế là cuộc truy kích của ta bị chặn lại. Cù Chính Lan buông súng, tháo chốt lựu đạn, lao về phía xe tăng, hô lớn: - Anh em ơi! Phải mần bằng được chiếc xe tăng ni! Lựu đạn nổ ầm trong vòng xích xe tăng, nhưng nó ngạo nghễ xô tới, gầm rú điên cuồng và nhả đạn như mưa. Cù Chính Lan nhìn đồng đội lần lượt ngã xuống, tim anh như thắt lại. Trong khoảnh khắc anh mở quả lựu đạn thả lọt thỏm qua cửa tròn. Nhưng ngay lập tức một bàn tay lông lá đã vươn ra ném trả lại quả lựu đạn. Lựu đạn nổ, ngay lập tức hất Cù Chính Lan xuống đất... Trận đánh có thể đến đây là ngừng đối với anh. Không có thể chê trách anh điều gì cả. Và xem kìa, chiếc xe tăng, vừa bắn loạn xạ, vừa chạy xa dần. Cũng giống như Phan Đình Giót khi đã bị đạn gục xuống, có thể chỉ nằm đợi cứu thương đưa về tuyến sau. Đấy chính là khoảnh khắc có thể tạo ra hoặc không tạo ra người anh hùng. Khoảnh khắc đó người chiến sĩ tự vượt lên bản thân - một cá thể đã luôn luôn đứng ở hàng đầu - và sáng lên như một tia chớp. Người anh hùng có lẽ chính là người lúc bình thường đã chọn một chỗ đứng tiên tiến nhất, một suy nghĩ tích cực nhất, và trong giây phút thử thách, có thể rất ngẫu nhiên, họ bỗng bay vút lên... Giây phút nằm trên mặt đất, khắp người đau ê ẩm, tai ù ù. Cù Chính Lan nửa mê nửa tỉnh. Vừa tỉnh hẳn, mở mắt, anh đã nhỏm dậy và thấy ngay chiếc xe táng vừa nổ súng ùng ục vừa sắp khuất sau đoạn đường vòng. Anh bật ngay dậy, cầm quả lựu đạn trong tay và tìm đường tắt đón đầu xe tăng. Không có ai ghi lại quãng đường đó. Quãng đường mà anh bộ đội với quả lựu đạn trong tay quyết định băng tới đón đầu trái núi thép. Trái núi di động gắn khẩu súng máy điên loạn kia chỉ cần một viên đạn ghim trúng anh. Không hiểu sao, mỗi lúc tưởng tượng đến quãng đường đuổi đánh xe tăng của Cù Chính Lan tôi lại nhớ tới một cảnh trong phim Bài ca người Lính. Đó là chiếc xe tăng phát xít Đức rượt theo anh chiến sĩ. Hồng quân trẻ tuổi. Bọn lính xe tăng phát xít muốn nghiến nát anh Hồng quân dưới bánh xích sắt. Cuối cùng, chiếc xe tăng cũng bị anh bắn cháy. Nhưng ở đây có hoàn cảnh thật khác nhau, mục đích cũng khác nhau. Cù Chính Lan chủ động đuổi đánh. Và chính lý tưởng đó mang tính thần thoại. Nó bất ngờ cả với kẻ địch vốn ỷ vào vũ khí. Tin chắc đã diệt xong anh chiến sĩ (hoặc chí ít cũng bẻ gãy ý muốn săn đuổi của anh) bọn lính xe tǎng chừng đang khoan khoái sau phút giấy căng thẳng. Chúng đâu ngờ chính giây phút đó, Cù Chính Lan đã nhảy bám trên xe và đang bò lần đến chiếc cửa tròn mở rộng. Quả lựu đạn xì khói trên tay anh đến thời kỳ khắc chín muồi nhất, anh nhoai người đưa nó vào trong lỗ tròn. Một bàn tay rắn chắc, nắm lấy tay anh định đẩy ra. Quả lựu đạn đã nóng bừng. Mỗi tích tắc khắc nghiệt và thử thách. Lựu đạn đã xì khói xanh. Bàn tay lông lá bỗng mềm oặt ra. Chúng rú lên. Cù Chính Lan vừa kịp rút tay ra, người anh đã bay bổng dập xuống một bụi cây lúp xúp bên đường. Anh chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe tǎng chìm trong khói đen. Nhớ tới Cù Chính lan là nhớ tới người anh hùng đuổi đánh và diệt xe tăng địch. Nhưng những trang thần thoại về anh chưa hết. Và mỗi dòng chữ trong đó đều thấm đượm tinh thần: sẵn sàng chết cho tự do và độc lập của Tổ quốc. Gặp địch là đánh. Tay không đuổi địch cướp súng. Dẫu địch có xe tǎng cũng không cho chúng chạy thoát. Sau này trận Gô Tô, người "anh hùng đánh xe tǎng" đã viết xong cuộc đời thần thoại của mình. Gô Tô là cứ điểm phòng ngự kiên cố, có nǎm lớp dây thép gai bao quanh. Gãy một cánh tay, anh vẫn tiếp tục ôm bộc phá lên phá tiếp. Lô cốt thứ nhất bị diệt, lao lên lô cốt thứ hai, cánh tay thứ hai của anh lại bị đạn lớn dập nát. Cù Chính Lan vẫn tiếp tục chiến đấu trong những giây phút gay go nhất. Khi lô cốt thứ hai bị phá tung thì mảnh đại bác địch lại tiện đứt một chân của Lan. Anh đã trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội trong niềm kính phục yêu mến của mọi người. Thần thoại về anh bắt đầu bằng những dòng giản dị. Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất kia, có một cậu bé nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ǎn lần hồi... Anh bǎng bǎng sải những bước chân dài, phía trước chiếc xe tǎng địch cuống cuồng bỏ chạy. Khuôn mặt trẻ trung hồng đỏ và đẫm mồ hôi. Tấm áo trấn thủ màu nâu đã sờn, với những ô quả trám đơn giản, như đang bay lên trên con đường đỏ... Bay lên, và cao lớn, bước chân của anh, vóc dáng của anh. Bay lên là sâu đậm, vóc dáng anh trong ý tưởng của mỗi con người tuổi trẻ. Bay bổng và diệu kỳ như mùa xuân tuổi trẻ - Vĩnh viễn. Phạm Đức
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:30 pm | |
| Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) là một đảng viên của cả đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam, và đã là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiểu sử: Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ra và lớn lên ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo.
Năm 1919 ông sang Xiêm với bí danh Hồ Tùng Mậu, rồi sang Trung Quốc để hoạt động chính trị với mục đích giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ thực dân Pháp. Ông từng ở trọ nhà của chí sĩ Hồ Học Lãm, một họ hàng gần của ông (vai chú), để kiếm sống và hoạt động. Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn tham gia tổ chức Tâm tâm xã.
Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, nhưng đến tháng 7 năm 1924, được tin Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Martial Henri Merlin, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu. Năm 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành một cán bộ trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông còn sử dụng một số bí danh khác như Ích, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ Mộng Tống, Hồ Quốc Đống.
Tháng 3 năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó 4 năm, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông đã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào các năm 1927, 1928 và 1929. Được thả cuối năm 1929, ông đã góp phần tích cực vào việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hội nghị ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng).
Khi Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt tháng 6 năm 1931, ông đã cùng Trương Vân Lĩnh liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư Loseby bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc. Chính vì thế, ông bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam, nhưng vì không đủ chứng cứ buộc tội nên họ trục xuất ông khỏi Hương Cảng, nhằm để cho thực dân Pháp đón lõng bắt ông. Quả đúng như vậy, khi ông rời Hương Cảng đi Thượng Hải và vừa từ dưới tàu đặt chân lên đất Thượng Hải ngày 26 tháng 6 năm 1931, thì bị mật thám Pháp bắt và giải về tô giới Pháp rồi về Việt Nam xét xử. Ông bị kết án tù chung thân, trải qua các nhà lao Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Khê. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục ở Trà Khê và hoạt động ở Trung Bộ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được phân công giữ các chức vụ Phụ trách trường Quân chính Nhượng Bạn (Trung Bộ), Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy. Năm 1947, ông làm Trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, sau đó còn làm Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 23 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên đường đi vào Liên khu IV công tác, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Phố Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh.
Cháu nội của ông là:
Hồ Anh Dũng, làm đến Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:31 pm | |
| Hoàng Văn Hoan (1905–1994) là một chính trị gia của Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam.
Tiểu sử : Ông sinh trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó tham gia hoạt động cách mạng [1] lúc 19 tuổi. Năm 1926, ông dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh chủ trì tại Quảng Châu. Năm 1928, ông hoạt động cách mạng [2] ở Thái Lan, gia nhập Đảng Cộng sản Xiêm (1930) và năm 1934 được cử làm Ủy viên Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Xiêm (gọi tắt là Xiêm ủy). Năm 1936, tham gia lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (bấy giờ gọi tắt là Đồng Minh Hội) ở Nam Kinh. Năm 1941, ông được phái đi Long Châu lập Biện sự xứ của Đồng Minh Hội ở Long Châu, rồi lại về Tịnh Tây, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và một số người trong nước ra công khai hoạt động với danh nghĩa Việt Minh, mới được thành lập trong nước. Tháng 5 năm 1941 về Pác Bó tham gia Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám và được chỉ định làm Ủy viên Tổng bộ Việt Minh. Đầu năm 1945, tại hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Khu giải phóng Việt Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chính trị viên Vệ quốc quân toàn quốc. Năm 1946, được cử làm Bí thư Khu ủy, Đại biểu Chính phủ Trung ương và Chủ nhiệm Việt Minh tại Liên khu 4. Theo Sắc lệnh SL53 ngày 24 tháng 4 năm 1946, ông thay Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục Chính trị cho tới cuối năm đó. Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ. Năm 1951 ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (1958) được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo Pháp luật Quốc hội. Ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979. Năm 1961, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội một thời gian ngắn, rồi giữ chức Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng, Trưởng Ban pháp chế Trung ương Đảng, đồng thời phụ trách chỉ đạo Ban CP 38 về công tác Lào, Miên.. Năm 1976, ông không được bầu vào Bộ Chính trị. Có người cho rằng việc này là do phe cánh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ không ưa ông [cần dẫn nguồn]. Theo một số nguồn tin khác [cần dẫn nguồn], ngay từ đầu những năm 1970, tuy là ủy viên bộ Chính trị được bầu tại Đại hội Đảng, nhưng ông không được tham dự nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị (theo đúng quy chế làm việc của Bộ Chính trị, trước mỗi cuộc họp của Bộ Chính trị, những người được coi là đủ tư cách tham gia sẽ được nhận giấy mời tham dự cuộc họp; như vậy, những ai không nhận được giấy mời thì trên thực tế đã bị gạt ra ngoài cuộc họp, qua đó mất luôn cả quyền phát biểu cũng như tham gia quyết định công việc của Bộ Chính trị). Trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh năm 1979, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Sau sự kiện này, ông bị Tòa án Việt Nam kết án tử hình vắng mặt. Các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam từng gọi ông là "Lê Chiêu Thống thời nay", do lúc đó đúng vào thời điểm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng và đã diễn ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1994, được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các chức sắc cao cấp của Trung Quốc. Gần đây hài cốt của ông đã được chuyển về quê hương tại Việt Nam.
(Trích theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:32 pm | |
| Ông Hồ Huy quê gốc ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hiện nay ông sống ở tỉnh Thanh Hóa, là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh Mai Linh Group Corporation Ngành hàng Giao thông vận tải Địa chỉ 64-68 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM Tỉnh/T.Phố Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại +84 (8) 8298888 Fax +84 (8) 8225999 E-mail mlg@mailinh.vn Website http://www.mailinh.vn Lĩnh vực HĐ - Vận tải. - Du lịch. - Thương mại. - Đào tạo. - Xây dựng. - Công nghệ thông tin và truyền thông. - Tài chính. - Tư vấn và quản lý doanh nghiệp. Sản phẩm/Dịch vụ - Vận tải: taxi, xe cho thuê, xe khách liên tỉnh chất lượng cao MaiLINH EXPRESS, Trung tâm sửa chữa, trùng tu ô tô; - Du lịch: lữ hành, CityLook, đại lý vé máy bay, dịch vụ VIP… - Thương mại: kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý ô tô, kinh doanh bán lẻ xăng dầu, điện thoại di động và các sản phẩm có liên quan, may mặc và các sản phẩm may mặc; - Đào tạo: huấn luyện, đào tạo, tư vấn quản lý chất lượng – thương hiệu, Trường trung học DL Kỹ thuật & nghiệp vụ Mai Linh, Trung tâm tư vấn du học và giới thiệu việc làm; - Xây dựng: xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, kinh doanh bất động sản; - Tài chính: kinh doanh chứng khóan, thu đổi ngoại tệ, phát triển thẻ thanh toán và các dịch vụ tài chính; - Công nghệ thông tin và truyền thông: kinh doanh vật tư thiết bị thông tin, viễn thông và ứng dụng CNTT; - Tư vấn và quản lý: tư vấn, quản lý chất lượng, thiết kế in ấn quảng cáo, dịch vụ bảo vệ an ninh, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe. Giới thiệu DN - Trải qua gần 15 năm hoạt động, với tiêu chí phục vụ “An toàn - Chất lượng - Mọi lúc - Mọi nơi”, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Mai Linh (MLG) đã gặt hái được nhiều thành công trên 8 lĩnh vực kinh doanh, với mạng lưới thông tin rộng khắp 50 tỉnh thành tại Việt Nam và dự kiến đến năm 2007 sẽ phủ kín 64 tỉnh thành và các nước lân cận: Trung Quốc, Lào, Campuchia,…giải quyết công việc cho hơn 10.000 người. Có văn phòng đại diện kinh doanh tại: Mỹ, Campuchia, Nga và đang xúc tiến tại các nước Anh, Pháp, Nhật, Singapore, Thái Lan,… - Trong các ngành hoạt động, Vận tải được xem là nồng cốt, chủ lực cho sự phát triển lâu dài với những dự án đầu tư lớn: 1.000 xe bus chất lượng cao phục vụ tuyến cố định liên tỉnh và quốc tế 5.000 xe taxi và cho thuê, 50 trạm dừng chân ở các tuyến trục lộ xuyên Á, xuyên Việt, hệ thống định vị bằng vệ tinh,…Bên cạnh đó, các ngành nghề khác cũng tăng cường đầu tư: dự án Thủy điện LaLa, dự án du lịch “Con đường di sản Văn hóa Miền Trung”, dự án đầu tư khách sạn 5 sao tại Tp.HCM và Hà Nội…Đặc biệt trong năm 2008, Mai Linh sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và dự kiến sẽ niên yết trên thị trường chứng khoán Singapore. - Tập Đoàn Mai Linh không những xem trọng việc kinh doanh mà các hoạt động cộng đồng, xã hội luôn được Ban Lãnh đạo công ty quan tâm: chương trình đền ơn, đáp nghĩa “50 năm Điện Biên”, Tiếp lửa truyền thống vang mãi khúc quân hành, Vì an ninh Tổ quốc,…và chuẩn bị chương trình Uống nước nhớ nguồn nhân kỷ niệm 60 ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07/2007, Chương trình Theo dấu Người vào năm 2008,… - Tập Đoàn Mai Linh vinh dự được các tổ chức xét thưởng uy tín trao nhiều cúp, giải thưởng: Sao vàng đất Việt, Thương hiệu mạnh, Giải thưởng chất lượng Việt Nam,…và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, Ngành, đặc biệt Bằng khen của Thủ tướng chính phủ và Huy chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước cho hoạt động kinh doanh năm 2006,… - Ngày nay, tập đoàn Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam. Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ “Mai” nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn từ “Linh” là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc. Và tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ (người sáng lập MLG) – đã chọn màu xanh lá cây vì rằng đó là màu của hy vọng, màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp. Đến với Mai Linh, Khách hàng có thể cảm nhận được một thiên nhiên tươi đẹp, một giá trị nhân nghĩa đích thực mà Mai Linh tâm niệm và xây dựng thành một logo làm biểu trưng cho thương hiệu của mình. Đó là hình ảnh của những ngọn núi hùng vĩ được tạo nên bởi 2 chữ ML cách điệu, là một dòng sông hiền hòa được tạo thành từ 3 nét vẽ nằm ngang và cũng là ý nghĩa của sự hòa hợp giữa Thiên, Địa, Nhân. Phía trên là hình ảnh của chim hạc, là nơi “Đất lành chim đậu”, nơi an lành hạnh phúc của mọi người. - Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: Mai Linh – Màu xanh cuộc sống. Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của ba bên – Công ty, Khách hàng và Xã hội. | |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:32 pm | |
| Hồ Đức Việt (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947) là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiểu sử: Ông quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên, cháu nội của chiến sĩ cách mạng Hồ Tùng Mậu.
Năm 1965, ông học đại học và sau đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1975, là giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó là Phó trưởng khoa Toán - Cơ. Năm 1980, thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp). Năm 1983, làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh. Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, ông còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Năm 2002, ông là ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Tháng 4 năm 2006, tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8 năm 2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
| |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Sun Apr 22, 2012 10:33 pm | |
| Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; còn có tên là Lê Quý Ly 黎季犛; 1336–1407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại quan nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ của lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.
Tiểu sử Theo gia phả họ Hồ[1], tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột nay là xã quỳnh lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn[2].
Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
Sự nghiệp Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Lê Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Năm 1395 Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.
Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.
Hồ Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (Trần Khát Chân...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Hồ Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4]. Tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Chưa được một năm, Hồ Quý Ly theo cách nhà Trần, nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc.
Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].
Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.
Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v. Ông thường hỏi các quan:
"Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?" Để có nhiều quân, Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng thêm nhiều.
Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. Ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô.
Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.
Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho con cả là Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi." Chính vì họ Hồ không được lòng dân nên khi Trương Phụ và Mộc Thạnh đem 20 vạn bộ binh kỵ binh và hàng chục vạn phu dịch sang xâm lược Việt Nam, triều Hồ thất bại.
Trước các mũi tiến công của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến Nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm thành Đa Bang. Cuối năm Bính Tuất (ngày 20 tháng 1 năm 1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22 tháng 1 năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm kinh thành Thăng Long. Quân nhà Hồ lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo bọn thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.
Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen tan tác. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu:
"Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn." Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi (1407). Có thuyết nói ông bị nhà Minh sát hại khi sang Yên Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm lính ở Quảng Tây.
Nhà Hồ làm vua từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), được trọn 7 năm thì sụp đổ. Việt Nam lại nằm trong vòng đô hộ của phương Bắc.
[sửa] Nội trị Hồ Quý Ly là một vua có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại.
Khi còn là một đại quan nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ:
Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh Đốn sử triều đình phong hiến khinh Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy Thư sinh hà sự phụ bình sinh Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh Triều đình để phép bị coi khinh Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu? Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!
Khi thấy nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ, lập nên nhà Hồ thay thế nhà Trần. Ông có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân - Trần Thuận Tông[5]) như sau:
Tiền hữu dung ám quân Hôn Đức cập Linh Đức Hà bất tảo an bài Đồ sử lao nhân lực Được Tuấn Nghi dịch là: Cũng một duộc vua hèn Hôn Đức và Linh Đức Sao chẳng sớm liệu đi? Chỉ để người nhọc sức!
Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở Quản tế (như ty y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định.
Hồ Quy Ly là người có tinh thần tự chủ cao. Khi đã bị nhà Minh bắt giữ, ông đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam bằng một bài thơ:
欲問安南事, 安南風俗淳。 衣冠唐制度, 禮樂漢君臣。 玉瓮開新酒, 金刀斫細鱗。 年年二三月, 桃李一般春。 Dục vấn An Nam sự An Nam phong tục thuần Y quan Đường chế độ Lễ nhạc Hán quân thần Ngọc ủng khai tân tửu Kim đao chước tế lân Niên niên nhị tam nguyệt Đào lý nhất ban xuân An Nam muốn hỏi rõ Xin đáp: phong tục thuần Y quan chẳng kém Đường Lễ nhạc nghiêm như Hán Bình ngọc rượu lừng hương Dao vàng cá nhỏ vẩy Mỗi độ mùa xuân tới Mận đào nở chật vườn
Giai thoại Hồ Quý Ly có mối tình rất lạ với Công chúa Nhất Chi Mai. Tương truyền: Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo người cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển. Một lần thuyền chở hàng ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ:
Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai. Quý Ly nhẩm thuộc lòng lấy câu thơ đó. Đến khi Quý Ly đã làm quan, một hôm hộ giá vua Trần đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu đối:
Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế Các quan cùng đi lúng túng chưa kịp đối thì Quý Ly nhớ lại câu thơ trên bãi biến năm xưa, bèn đọc luôn:
Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai Cả hai câu ghép lại thành hai vế đối nhau rất chỉnh.
Nghĩa là:
Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế Quảng Hàn cung nọ một cành mai Nghe xong các quan đều phục tài Hồ Quý Ly, vua Trần càng kinh ngạc hơn bởi nhà vua có một công chúa đặt tên là Nhất Chi Mai. Nàng ở trong cung cấm không ra đến ngoài. Vua hỏi Quý Ly:
- Nhà ngươi làm sao biết được trong cung tả ta có công chúa tên Nhất Chi Mai tòa lầu của công chúa là cung Quảng Hàn do chính ta đặt tên? Quý Ly cứ thực tâu lại việc trước. Vua cho là chuyện lạ, duyên trời đã định bèn gả công chúa Nhất Chi Mai cho Quý Ly. Nhất Chi Mai sinh được 2 con trai thông minh, có tài là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương.
Tác phẩm Hồ Quý Ly đã viết các tác phẩm sau:
Quốc ngữ thi nghĩa (viết về chủ đề giáo dục, nay đã thất truyền) Minh đạo lục (sách lý thuyết, 14 thiên, nay đã thất truyền)
Nhận định
Về cải cách và chống xâm lược Sách Hồ Quý Ly và những cuộc cải cách trong lịch sử của Viện Sử học đã nêu nhận định khái quát về Hồ Quý Ly.
Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần.
Hồ Quý Ly, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng khả năng về quân sự của ông chưa tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân.
Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng (xem bài thơ phần Nội trị) nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70.
Hồ Quý Ly là ông vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước.
[sửa] Về trách nhiệm trước sự xâm lăng của nhà Minh Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược nêu một giả thiết khác hơn về ông.
Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người! Nhưng đấy là cái tội làm hại riêng cho một họ Hồ mà thôi, còn cái tội làm mất nước Nam, thì ai gánh vác cho Quý Ly? Tuy nhiên, các sử gia hiện đại có ý kiến cho rằng: Dù nhà Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi[6]. Tới khi Minh Thái Tổ chết, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay (1398), Hồ Quý Ly chọn thời điểm lấy ngôi nhà Trần (1400) lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao. Nhưng biến cố sau đó nằm ngoài dự tính của ông. Không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Lệ cướp ngôi. Chu Lệ - Minh Thành Tổ là một ông vua hiếu chiến như Chu Nguyên Chương và đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau "hoạ Chiêm Thành" cũng sẽ trở thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Lệ.
| |
| | | Admin Tổng Điều Hành
Tổng số bài gửi : 113 Điểm số : 258 Thank : 2 Sinh Ngày: : 21/10/1989 Ngày tham gia : 12/04/2012 Tuổi : 35 Đến từ : thành phố hồ chí minh
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 7:16 am | |
| hjjj quê ông bạn nhiều ngưòi nổi3 tiếng ha | |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 7:30 am | |
| | |
| | | TuDiepThao Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 124 Điểm số : 312 Thank : 2 Sinh Ngày: : 14/08/1991 Ngày tham gia : 20/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : thanh hóa
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 7:34 am | |
| haha. nhìn cái avatar b đẹp quá. phải chăng đó là b | |
| | | Admin Tổng Điều Hành
Tổng số bài gửi : 113 Điểm số : 258 Thank : 2 Sinh Ngày: : 21/10/1989 Ngày tham gia : 12/04/2012 Tuổi : 35 Đến từ : thành phố hồ chí minh
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 7:35 am | |
| quỳnh lưu quỳnh vinh có gần ông ko | |
| | | hutjumi Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 66 Điểm số : 78 Thank : 0 Sinh Ngày: : 14/03/1991 Ngày tham gia : 22/04/2012 Tuổi : 33 Đến từ : Korea
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 8:18 am | |
| Gần.Quỳnh Vinh là một xã thuộc Huyện Quỳnh Lưu.:) | |
| | | Admin Tổng Điều Hành
Tổng số bài gửi : 113 Điểm số : 258 Thank : 2 Sinh Ngày: : 21/10/1989 Ngày tham gia : 12/04/2012 Tuổi : 35 Đến từ : thành phố hồ chí minh
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Mon Apr 23, 2012 8:51 am | |
| | |
| | | saobang.311296 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 237 Điểm số : 256 Thank : 7 Sinh Ngày: : 31/12/1996 Ngày tham gia : 31/07/2012 Tuổi : 27 Đến từ : Hà Nội
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Tue Jul 31, 2012 8:34 pm | |
| a hutjumi khoe các nhân tài quê hương đấy. Sao nơi mình ở chẳng có ai nhỉ? (hình như có mình). hehe. | |
| | | maiyeukyduyen159 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 193 Điểm số : 200 Thank : 1 Ngày tham gia : 21/07/2012
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 8:24 am | |
| | |
| | | saobang.311296 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 237 Điểm số : 256 Thank : 7 Sinh Ngày: : 31/12/1996 Ngày tham gia : 31/07/2012 Tuổi : 27 Đến từ : Hà Nội
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 10:01 am | |
| - maiyeukyduyen159 đã viết:
- phải ko đó là tự tin vậy
hjhj. Mình nói là Hình Như mà chứ có chắc chắn đâu. | |
| | | LCH.No1 Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 87 Điểm số : 112 Thank : 1 Sinh Ngày: : 05/05/1994 Ngày tham gia : 30/06/2012 Tuổi : 30 Đến từ : Bắc Giang
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 10:28 am | |
| hihi bắc Giang quê mình thì có ai nhỉ chắc chắn k phải mình rồi haiz | |
| | | saobang.311296 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 237 Điểm số : 256 Thank : 7 Sinh Ngày: : 31/12/1996 Ngày tham gia : 31/07/2012 Tuổi : 27 Đến từ : Hà Nội
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 11:54 am | |
| Tự sướng đi bạn. hehee. Bắc Giang quê bạn chắc có bạn rồi. | |
| | | maiyeukyduyen159 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 193 Điểm số : 200 Thank : 1 Ngày tham gia : 21/07/2012
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 1:02 pm | |
| tự sướng là sao zậy hã saobang | |
| | | LCH.No1 Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 87 Điểm số : 112 Thank : 1 Sinh Ngày: : 05/05/1994 Ngày tham gia : 30/06/2012 Tuổi : 30 Đến từ : Bắc Giang
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Wed Aug 01, 2012 4:49 pm | |
| - saobang.311296 đã viết:
- Tự sướng đi bạn. hehee. Bắc Giang quê bạn chắc có bạn rồi.
Vậy tự sướng tí nhỉ hihi | |
| | | saobang.311296 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 237 Điểm số : 256 Thank : 7 Sinh Ngày: : 31/12/1996 Ngày tham gia : 31/07/2012 Tuổi : 27 Đến từ : Hà Nội
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Thu Aug 02, 2012 10:05 pm | |
| - LCH.No1 đã viết:
- saobang.311296 đã viết:
- Tự sướng đi bạn. hehee. Bắc Giang quê bạn chắc có bạn rồi.
Vậy tự sướng tí nhỉ hihi Xin mời. Bạn cứ tự nhiên mà tự sướng đi. | |
| | | maiyeukyduyen159 Thành Viên Cấp 5
Tổng số bài gửi : 193 Điểm số : 200 Thank : 1 Ngày tham gia : 21/07/2012
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. Fri Aug 03, 2012 7:44 am | |
| chỉ mình cách tự sướng đi | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. | |
| |
| | | | Những con người nỗi tiếng trên đất Quỳnh Lưu quê mình. | |
|
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |